Công đoạn quan trọng nhất quyết định đến độ bám dính cũng như độ bền của lớp sơn bề mặt là xử lý bề mặt phôi kim loại trước khi sơn, nếu xử lý không tốt sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu dù sơn có tốt đến đâu và dẫn đến hư hỏng màng sơn.
Có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hư hỏng màng sơn.
1/ Độ bám dính không cao: Do bề mặt phôi chưa được xử lý sạch còn bám bụi bận, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ…
2/ Rộp sơn: Do bề mặt phôi còn nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn.
3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính của màng sơn và lớp phôi dẫn đến hiện tượng rộp màng sơn. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lồi lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi.
Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phá huỷ sau cùng.
Cách 1: Phương pháp thủ công
– Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến ô nhiễm môi trường do bụi bẩn bay ra, và đôi khi, độ mịn, độ nhám của bề mặt kim loại không được đồng đều.
Cách 2: Phương pháp cơ khí
– Dùng bàn chải điện hay thổi cát để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
Ưu điểm của những phương pháp này là mang lại hiệu quả cao, độ sạch, độ mịn, độ nhám cao và thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, chi phí nhân công, lượng vật tư sử dụng và đầu tư ban đầu lớn.
Cách 3: Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
– Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit. Quy trình này có ưu điểm là không mất nhiều thời gian và cũng dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao, độ sáng bóng và độ nhám đồng đều, chất lượng các chi tiết sau khi gia công cao